ĐỊNH NGHĨA CHỐNG THẤM LÀ GÌ
Chống thấm là quá trình làm cho một vật thể hoặc cấu trúc không thấm nước hoặc chống nước để nó tiếp tục không bị ảnh hưởng bởi nước hoặc chống lại sự xâm nhập của nước trong các điều kiện quy định. Các mặt hàng như vậy có thể được sử dụng trong môi trường ẩm ướt hoặc dưới nước đến độ sâu quy định.
Chống nước và chống thấm nước thường đề cập đến sự xâm nhập của nước ở trạng thái lỏng và có thể khi chịu áp lực, trong khi chống ẩm liên quan đến khả năng chống ẩm. Sự thẩm thấu của hơi nước thông qua vật liệu hoặc cấu trúc được tính là tốc độ truyền hơi ẩm (MVTR).
Vỏ của thuyền và tàu được chống thấm bằng cách sử dụng nhựa đường hoặc sân. Các mặt hàng hiện đại có thể được chống thấm bằng cách áp dụng các lớp phủ chống thấm nước hoặc bằng cách niêm phong các đường nối bằng các miếng đệm hoặc vòng chữ o.
Chống thấm được sử dụng để chỉ các cấu trúc tòa nhà (như tầng hầm, sàn hoặc khu vực ẩm ướt), thủy phi cơ, vải, quần áo (áo mưa hoặc gạt nước), thiết bị điện tử và bao bì giấy (như thùng giấy đựng chất lỏng).
PHÂN LOẠI VẬT LIỆU DÙNG TRONG CHỐNG THẤM
Tùy theo từng hạng mục của từng công trình mà sử dụng vật liệu chống thấm phù hợp. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu khác nhau, từ các sản phẩm Việt Nam sản xuất cho đến sản phẩm nhập ngoại. Tuy nhiên để lựa chọn được loại vật liệu phù hợp thì không phải khách hàng nào cũng biết. Bởi vậy, SASICO sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây.
- Tại sao lại cần sử dụng vật liệu chống thấm?
Trong xây dựng, vật liệu chống thấm là những vật liệu có tác dụng ngăn nước thấm, ngấm từ bên ngoài vào bên trong công trình (nền, mái) hoặc từ bên trong công trình thấm ra (bể chứa, nhà vệ sinh…) gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, kết cấu và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những người chủ nhân ngôi nhà đang sử dụng là chúng ta.
Do đó để công trình được bền đẹp, đảm bảo an toàn và thời gian sử dụng lâu dài thì sử dụng vật liệu chống thấm là việc rất cần thiết.
- Phân loại các vật liệu chống thấm
1. Dạng lỏng và thi công bằng phương pháp quét
Ở dạng này, vật liệu chống thấm gồm 2 loại chính là: màng lỏng đàn hồi và chống thấm 2 thành phần.
– Với màng lỏng đàn hồi:
Thông thường là loại vật liệu chống thấm 1 thành phần dạng lỏng và đặc. Ở dạng lỏng thì có loại trong suốt, thấm sâu vào bề mặt vật liệu và có tuổi thọ cao ngay cả khi bề mặt bị mài mòn, luôn giữ cho công trình có màu sắc hoàn toàn tự nhiên. Loại này thường dùng cho gach ốp tường, đá tự nhiên, ngói lợp, tường bao. Ngoài ra còn có loại sử dụng cho bể nước thải, loại này phải có đặc tính là chống lại được hàm lượng axit cao trong nước thải xả ra.
Phương pháp thi công là quét bằng chổi hoặc sử dụng bình phun, quét từ 2 đến 3 lớp lên kết cấu cần chống thấm, khi khô tạo thành 1 lớp phủ bền, đàn hồi và linh hoạt. Các sản phẩm thông dụng trên thị trường như Sikaproof membranne, Shell Flintkote 3, Water Seal, Activ-01, Sika Poxitar F…
– Với loại chống thấm 2 thành phần thì gồm có thành phần A là chất lỏng màu trắng (có chứa Latex để tăng độ đàn hồi và dẻo) và thành phần B dạng bột màu xám, được chế tạo theo bộ. Khi thi công chỉ cần trộn đều và quét từ 2 – 3 lớp lên bề mặt cần chống thấm.Thi công bằng chổi hoặc máy phun, kết dính tốt với các bề mặt đặc chắc. Vật liệu chống thấm thông dụng của loại này có thể kể đến như Sika Topseal 107, Spectite Cw100, Masterseal 540…
2. Dạng bột và thi công bằng phương pháp rắc
Là loại vật liệu chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu, được chế tạo dưới dạng hợp chất dạng bột khô, các chất trong vật liệu có áp lực với nước hình thành các tinh thể di chuyển xuyên qua các lỗ và mạch mao dẫn trong bê tông, chúng bịt kín cho bê tông khỏi sự xâm nhập của nước, hóa chất và chất thải có hại khác, các hoạt chất thấm vào bê tông phản ứng với vôi và nước ẩm tạo thành lớp màng dưới bề mặt, bịt kín bê tông một cách hiệu quả. Trên thị trường có một số loại là Penetron, Aquafin IC ….
3. Loại chống thấm đa dụng
Là phụ gia dạng lỏng được trộn với xi măng hoặc vữa nhằm tăng tính chống thấm, gia tăng tính kết dính và độ bền của kết cấu. Các vật liệu chống thấm thông dụng của dạng này trên thị trường là Sika Latex, Sika Latex TH….
4. Tấm trải chống thấm
Là sản phẩm vật liệu chống thấm dạng tấm mỏng. Có 2 loại là màng tự dính dày 1,5 mm hoặc màng mặt cát, mặt đá dày từ 2 – 5 mm. Tùy vào loại vật liệu sử dụng mà có thể thi công bằng cách trải trực tiếp trên bề mặt hoặc phải thi công lớp lót tạo dính bề mặt, sau đó khò nóng chảy lớp Bitum mặt dưới của màng và ép chặt xuống bề mặt cần chống thấm. Các loại thông dụng trên thị trường hiện nay như: Màng khò chống thấm Compernit, Màng tự dính Autotak, Sika Bituseal T130 SG, Sikabit W-15….
5. Băng xử lý mạch ngừng thi công
Dạng này gồm có 2 loại chính: Băng cản nước và cao su trương nở
– Băng cản nước:
Được chế tạo từ PVC chịu nhiệt đàn hồi, rộng từ 15 cm đến 32 cm. Là loại vật liệu chống thấm được thiết kế để chặn nước thấm qua khe co giãn, mạch ngừng bê tông. Các loại thông dụng trên thị trường là Sika Waterbar, water stop…
– Cao su trương nở
Được chế tạo từ cao su đàn hồi hoặc Bentonite, có thể hút nước, dùng để xử lý mạch ngừng bê tông đã thi công hoặc quấn cổ ống nhựa, khi gặp nước có thể trương nở đến 300% và bịt kín nước không cho xâm nhập vào kết cấu. Các vật liệu chống thấm thông dụng trên thị trường là băng trương nở quấn ống HYPER SEAL BR-2510, băng trương nở Hyper Stop DB 2015, Sika Hydrotite CJ
6. Chất chặn nước tức thời
Đây là vật liệu chống thấm được chế tạo dạng bột hoặc chất lỏng. Có thể đông cứng sau 60 giây sau khi trộn, dùng để bịt dòng nước chảy mạnh tạm thời để tiến hành các phương pháp chống thấm khác. Các sản phẩm thông dụng trên thị trường là Active DC 01, Simon, Rockmax Waterplug…
7. Chống thấm và phản xạ nhiệt
Chất chống thấm kết hợp với tinh thể cầu Ceramic tạo lên sự phản xạ nhiệt hoàn hảo, chống thấm tốt, tiết kiệm chi phí và giảm được nhiệt độ trong tòa nhà….
Tóm lại, khi chống thấm cho cấu kiện, bạn nên xem rõ đặc tính của cấu kiện cần chống thấm là gì để có phương án lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp, đảm bảo tiêu chí an toàn, giá thành, tiến độ. Mà công việc này ít nhiều đòi hỏi có kiến thức chuyên môn, vì vậy bạn nên hỏi chuyên gia tư vấn để có sự lựa chọn tối ưu.